CĐGD Huyện Dầu Tiếng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
CĐCS TH Thanh Tân Độc Lập –Tự Do _ Hạnh Phúc
Thanh Tân, ngày 15 tháng 09 năm 2011
QUY CHẾ LIÊN TỊCH
VỀØ MỐI QUAN HỆ PHỐI KẾT HỢP CÔNG TÁC
GIỮA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG VÀ CÔNG ĐOÀN
Mối quan hệ giữa Công đoàn cơ sở với chính quyền chuyên môn cùng cấp là mối quan hệ hợp tác , tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức. Vì vậy đơn vị TH Thanh Tân xây dựng quy chế phối kết hợp giữa chính quyền và Công đoàn như sau :
1 / Thực hiện quy chế dân chủ
- - CQCM : Khi xây dựng chương trình kế hoạch dài hạn, ngắn hạn phải gởi trước cho Chủ tịch Công đoàn cơ sở nghiên cứu chuẩn bị đóng góp
- Công đoàn cơ sở tổ chức vận động đoàn viên tích cực tham gia chương trình kế hoạch của chuyên môn. Khi thật cần thiết Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể CBCC với thủ trưởng đơn vị những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngừơi lao động.
-Hiệu trưởng, Công đoàn cơ sở có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động cả năm cho đơn vị, đồng thời có trách nhiệm cùng theo dỏi việc thực hiện nghị quyết CBCC
- Chủ tịch Công đoàn cơ sở cùng chính quyền chỉ đạo thực hiện công khai hóa mọi hoạt động theo quy định
2 / Tổ chức phong trào thi đua
- Thủ trửơng đơn vị có trách nhiệm xây dựng chương trình thi đua cả năm học phù điểm từng năm học. Sau khi bàn bạc thống nhất với Chủ tịch Công đoàn cơ sở, thủ trửơng quyết định mục tiêu, chỉ tiêu , các nội dung phấn đâú, chế độ khen thưởng…
- Chủ tịch công đoàn cơ sở có trách nhiệm vận động đoàn viên viết và thực hiện SKKN .Tổ chức họp mặt biểu dương cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua.
3 /Thực hiện cuộc vận động xã hội hóa giáo dục
- Hiệu trửơng phối hợp với Công đoàn cùng cấp triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền, nhân rộng những điễn hình tiêu biểu để đơn vị học tập kinh nghiệm.
- Hiệu trửơng nắm thục trạng giáo dục để đề xuất với các lực lượng xã hội, tình trạng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học để vận động sự giúp đỡû.
- Hiệu trửơng , Chủ tịch Công đoàn chuẩn bị tốt nội dung để tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức tốt đaị hội giáo dục tại địa phương mình
- Cuối năm học hiệu trửơng phải nắm chắt nguồn đóng góp của các lực lượng xã hội để báo cáo cấp trên.
4 / Bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng, chăm lo đời sống CBCC
- Hiệu trưởng, Công đoàn cơ sở có trách nhiệm triển khai đầy đủ các chế độ chính sách để cán bộ công chức theo dõi, giám sát thực hiện.
- Chủ tịch Công đoàn cơ sở tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật , phân phối công phúc lợi tập thể….Với tư cách là đại diện cho người lao động. Khi đôi bên không đi đến nhất trí thì hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên trực tiếp giải quyết nhưng vẫn chưa được ý thuận của ngưới lao động thì Hiệu trưởng quyết định và chịu trách nhiệm
- Khi bàn bạc vấn đề có liên quan đến những ngừơi lao động nữû thì cần có người phụ trách nữû công tham gia.
- Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giám sát và thực hiện thi hành pháp luật, hợp đồng lao động, cho thôi việc , tiền lương , bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, sử dụng quỹ phúc lợi tập thể….Thủ trưởng có trách nhiệm đáp ứng mọi yêu cầu thắc mắc, giải quyết những kiến nghị của người lao động
Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân hoạt động đúng theo pháp luật quy định , đúng nguyên tác , công khai , công bằng , dân chủ tập trung
- Chủ tịch công đoàn cơ sở bàn bạc với thủ trưởng đơn vị trong việc tạo quỹ tự có cho đơn vị , thành lập quỹ phúc lợi tập thể , công đoàn cơâ sở quản lý quỹ này, khi chi là chi theo quy định do hôị nghị CBCC quy định và Hiệu trưởng được phép giám sát việc sử dụng các hoạt động dịch vụ trong nhà trường do Công đoàn cơ sở trực tiếp quản lý và chi theo định mức :
- 40% Cho các hoạt động phong trào
- 30% Phụ cấp BCH
- 10% Chi quản lý hành chính
- 20% Chi thăm hỏi cán bộ đoàn viên
5 / Xây dựng bộ máy tổ chức của ngành của công đoàn các cấp
- Khi CQCM thành lập hay giải thể một bộ phận , tổ chức…đều phải thông báo và bàn bạc với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở lấy ý kiến thống nhất.
-